Ngoài ra, hãy dán mã này ngay sau thẻ mở :
0844 56 56 56
question_answer
close
Tư vấn miễn phí
Kính chào Quý khách, Em là tư vấn viên Meddom Park sẵn sàng hỗ trợ ạ!

Cồng chiêng - nét đặc sắc trong đời sống văn hóa của người Mường ở Hòa Bình

31/08/2021

Cồng chiêng của người Mường là nhạc khí dân tộc được coi là biểu tượng của văn hóa Mường, góp một phần quan trọng trong nền văn hóa đa sắc tộc Việt Nam. Cồng chiêng tham gia vào tất cả các hoạt động đời sống người Mường, gắn liền với vòng đời của mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi mất đi. Chính vì vậy, người Mường coi cồng chiêng là vật thiêng của mình và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Dàn chiêng Mường tại Nhà sàn Di sản, Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam

Chiêng được đánh trong các dịp lễ tết, trong đám cưới, đám ma. Chiêng được dùng cho các phường sắc bùa đi chúc tụng các gia đình vào đầu năm mới,… Những dịp như vậy, khắp núi rừng vang tiếng chiêng rộn rã. Vào những ngày lễ hội, tiếng chiêng vang lên trầm bổng cùng những cuộc vui hội của mọi người. Khi mừng nhà mới, tiếng cồng cũng đước đánh lên vui nhộn mừng gia chủ. Có thể nói, tiếng cồng, tiếng chiêng có mặt ở khắp mọi nơi, mọi thời khắc đáng nhớ trong cuộc đời của người Mường.

Vì vậy, xưa kia nhà nào cũng phải cố sắm cho mình một vài chiếc chiêng. Cồng chiêng là những vật báu tượng trưng cho sự giàu có, sang trọng của mỗi gia đình người Mường. Sử thi Đẻ đất đẻ nước còn ghi rõ những không khí có sự tham gia của chiêng cồng:

Con trai đi trước khiêng trống

Con gái đi sau xách cồng

Đến mường đánh lên hồi trống cái

Cồng bảy cồng mười lên tiếng cho giòn

Cồng cái cồng con kêu cho rộn…

Cồng chiêng không chỉ có giá trị rất lớn về vật chất, mà còn mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần với người Mường. Trước đây, người Mường dùng trâu to, bò lớn để đổi được một chiếc cồng, chiêng. Đến nay, dù có những thay đổi về đời sống, quan niệm, nhưng những giá trị về cồng chiêng vẫn được các gia đình, làng bản coi trọng và gìn giữ, có khi là cả một tài sản vô giá.

Ngày nay người ta cũng tiến hành đúc chiêng, thợ đúc có cả thợ người Mường lẫn thợ người Kinh ở xuôi lên, có cả việc trao đổi, buôn bán cồng chiêng giữa vùng này và vùng khác.

Phân biệt về cồng – chiêng, hiện nay chưa có sự đồng nhất từ quan niệm và cả trong nhiều bài viết, nghiên cứu. Theo ông Bùi Thanh Bình (Giám đốc bảo tàng Di sản Văn hóa Mường, người sưu tầm và nghiên cứu nhiều năm về văn hóa Mường), cho biết: “Với người Mường chỉ gọi là chiêng Mường, không dùng từ cồng; Tây Nguyên và một số vùng khác có dùng từ cồng. Một số dân tộc gọi cái có núm là cồng, không có núm gọi là chiêng; cũng có nơi cái không có núm người ta gọi là cồng thì với người Mường gọi là chiêng bằng. Tuy nhiên, những năm gần đây; do giao lưu, giao thoa văn hóa giữa các vùng miền nên người ta thường gọi chung là cồng chiêng”. Có một điểm đặc biệt nữa đó là “Đối với đồng bào các dân tộc ở khu vực Tây Nguyên, người đánh cồng chiêng chủ yếu là nam giới thì với đồng bào Mường lại là nữ giới” – cũng theo ông Bình chia sẻ.

Về loại hình và chất liệu, người Mường chia chiêng thành hai loại chiêng hơ chiêng nay. “Chiêng hơ là chiêng cổ xưa, cái núm chiêng sáng hồng và bóng lên. Mặt chiêng thường nổi mụn nhỏ li ti, sờ vào thấy ráp ráp. Cũng có nơi gọi là chiêng chô cóc. Chiêng hơ thường được thấy nhiều ở cỡ từ loại chiêng mốt tới chiêng sáu. Còn chiêng nay thì đồng đỏ như chiêng hơ, có những nốt tựa như búa ghè. Xét về toàn diện thì chiêng nay kém giá trị hơn chiêng hơ rất nhiều. Xét về mặt âm thanh thì độ vang của chiêng nay không được ngân lắm và âm cũng không đẹp bằng chiêng hơ” (Người Mường và văn hóa cổ truyền Mường Bi, Sở Văn hóa – Thông tin Hà Sơn Bình, 1988, tr. 202).

Trải qua quá trình phát triển và ổn định, một dàn chiêng Mường phải có đủ 12 chiếc mới thành một bộ hoàn chỉnh.

Ngoài ý nghĩa về âm nhạc, dàn chiêng đủ bộ 12 chiếc này còn mang một ý nghĩa khác nữa là người Mường cho rằng với con số của 12 ấy là biểu tượng cho 12 tháng của một năm. Tính theo vòng quay của mặt trăng. Một năm là sự giao thoa của bốn mùa thời tiết để bắt đầu từ con số 1. Sự giao thoa của từng chiếc chiêng là sự âm hưởng của 12 tháng. Một bộ chiêng đầy đủ là 12 chiếc, nhưng thực tế nếu không đủ vẫn có thể là một bộ, song ít nhất bộ ấy cũng phải đủ từ 4-5 chiếc trở lên. Bộ chiêng đầy đủ 12 chiếc được chia thành ba nhóm, gồm:

  • 4 chiêng dàm – có vùng còn gọi là chiêng khầm, là loại có kích thước lớn, âm phát ra thuộc âm khu trầm trong dàn.
  • 4 chiêng bồng – còn được gọi là chiêng đục bồng hoặc chiêng bòong ben, chiêng bôông bêênh, gồm những chiếc có kích thước vừa phải, trung bình, âm phát ra thuộc âm khu giữa trong dàn.
  • 4 chiêng tlé – còn được gọi là chiêng chót, chiêng bóng, chiêng poóng, chiêng đón, chiêng lắp, chiêng lóng, là những chiếc có kích thước nhỏ nhất, âm phát ra là những âm thuộc âm khu cao nhất trong dàn.

12 chiếc chiêng trong dàn còn được người Mường gọi tên theo thứ tự chiêng mốt, chiêng hai cho đến chiêng mười hai với phân loại âm chiêng mốt là cao nhất, chiêng mười hai là trầm nhất. Khi trình diễn dàn chiêng, người ta thường đánh những tiếng chiêng mở đầu gọi là chiêng gióng với ý nghĩa gióng lên trước để hướng dẫn dàn chiêng cũng như sự chú ý của người nghe. Bộ này gọi là bộ gióng với các chiêng từ chiêng ba đến chiêng bảy. Dùi để đánh cồng, chiêng được làm từ gỗ ổi, gỗ sến hay gỗ cây vông (cây quả nhấm), đầu dùi được bọc bằng da, bằng vải có đan sợi gai bên ngoài. Da bọc dùi thường được chọn từ da của bộ phận sinh dục các loại trâu, nai, hoẵng, bò,… Chiêng có buộc dây để có thể xách trên tay khi đánh. Dây chiêng thường được bện bằng dây sợi gai hoặc bằng vỏ cây dó cho êm và không bị mất tiếng.

Dàn chiêng Mường tại Nhà sàn Di sản, Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam

Dù cùng với dàn cồng chiêng nổi tiếng, người Mường còn có nhiều loại nhạc cụ phổ biếng khác như: trống, sáo, cò ke, kèn gỗ, ống ôi, bỉ đôi, trống đồng, trống gỗ, đàn máng (đàn bầu), đàn tam, đàn tớ ính (đàn môi), kiểng, chiếm chọc…; dù những năm qua có sự biến động của một số tình huống sử dụng, biến động của số lượng cồng chiêng, sự biến đổi trong trình diễn nghệ thuật cồng chiêng, hay có sự biến đổi về hình thức sở hữu cồng chiên. Thì, vượt qua tất cả, cồng chiêng vẫn luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống của người Mường, theo suốt cuộc đời họ từ khi sinh ra đến lúc trở về cõi vĩnh hằng, có mặt ở cả những cuộc vui lẫn khi có chuyện buồn để chia sẻ cùng họ. Vì vậy, có thể khẳng định nghệ thuật cồng chiêng vẫn luôn là loại hình âm nhạc quan trọng nhất trong đời sống văn hóa của người Mường.

Du khách trải nghiệm gõ cồng chiêng Mường tại Công viên Di sản

Công viên Di sản tại Cao Phong, Hòa Bình cũng góp phần gìn giữ và phát huy những nét đẹp, đặc sắc trong nghệ thuật cồng chiêng của người Mường Hòa Bình bằng việc thường xuyên giới thiệu, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho du khách khi đến với Công viên.

 

Tin tức liên quan

19/04/2024

Nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, từ ngày 17/4 - 18/4/2024 MEDDOM Park đã tổ chức thành công chương trình ngoại khóa dành cho gần 1000 em học sinh từ các trường Trung học cơ sở Phú Thượng, Tây Hồ (Hà Nội) và trường Tiểu học Kim Đồng (Đà Bắc, Hòa Bình).

13/04/2024

Ngày 13/04/2024, những “bông hoa nhỏ xinh” trường mầm non Mai Hịch và Tòng Đậu (huyện Mai Châu, Hòa Bình) đã có một ngày trải nghiệm vô cùng ý nghĩa và đầy niềm vui với vô vàn hoạt động hấp dẫn tại MEDDOM PARK.

12/04/2024

Năm 2024, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với nghỉ lễ 30/4 và 1/5 có thể kéo dài 5 ngày liên tiếp. Đây là dịp người dân có nhiều thời gian để đi du lịch và nghỉ dưỡng. Hãy đến với MEDDOM Park -  chốn "Bồng lai tiên cảnh" ngay tại Hòa Bình, nơi bạn sẽ được trải nghiệm một kỳ nghỉ lễ đầy ý nghĩa và đáng nhớ.