Ẩm thực - Meddom Park
Mâm cỗ lá Hòa Bình đòi hỏi sự công phu do có rất nhiều món. Thịt làm cỗ cũng phải là thịt tươi được làm từ gà, lợn, trâu, bò làm từ đêm trước. Phần tiết dùng làm tiết canh. Các phần còn lại như lục phủ ngũ tạng, thịt đầu, vai, mông, chân giò được chế biến và bày đầy đủ trên mâm. Khi thưởng thức đặc sản này tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam, thực khách luôn được cảm nhận một cách đầy đủ nhất những tinh túy của ẩm thực Tây Bắc dưới bàn tay tài hoa của những đầu bếp lành nghề.
Trong số các loại thịt, lợn mán là đặc trưng nhất. Đây là loại lợn rừng nặng từ 15-30kg, ít mỡ, có vị thơm ngon đặc trưng. Ngay cho vào miệng, người thưởng thức sẽ ngay lập tức bị ấn tượng bởi thớ thịt săn chắc, ngai ngái đậm chất vùng cao.Trong mâm cũng không thể thiếu xôi. Phổ biến nhất là xôi trắng tượng trưng cho đất trời, rừng núi. Cầu kỳ hơn thì dùng xôi màu, xôi ngũ sắc. Thức ăn này phải được nấu chuẩn từ gạo nếp nương thơm, dẻo, ngọt.
Xen giữa thịt và xôi, người ta sẽ bày các món rau xào, rau luộc, rau sống hoặc măng chuối ăn kèm. Ngoài ra, mỗi mâm cỗ được xếp thêm 2-3 bát canh loóng. Món này được làm từ cuối rừng non nấu chung nước luộc lòng. Do đó, canh có vị ngậy, béo nhưng không hề ngán.Loại lá dùng để bày cỗ là lá chuối rừng hãy còn xanh mướt, tinh sương. Người Mường thường chọn loại lá tẻ, dày dặn rồi rửa thật sạch hết bụi bẩn, nấm mốc. Sau đó, lá được hơ qua lửa cho dẻo dai. Cái mùi thơm ngai ngái cũng bốc lên quệt nhẹ vào món ăn bày trên.
Cỗ lá có ở rất nhiều nơi nhưng xét về từng phần lại có sự khác biệt nhất định. Nếu thức chấm ở Phú Thọ, Thanh Hóa ưa chuộng tương ớt như dưới xuôi thì Hòa Bình khác hẳn. Cỗ lá ở vùng đất này ưu tiên sử dụng muối hạt dổi.
Loại muối chấm này khác với các thứ gia vị thông dụng như tỏi, tiêu,… Để thu hoặc được quả và hạt, người ta phải mấy tới 5 năm, trong những năm đầu chỉ chỉ dao động từ 500-700 gam hạt. Càng già số lượng thu được càng lớn, thậm chí dổi cổ thụ còn cho ra 10kg.
Để tạo ra muối hạt dổi đúng điệu, người Mường phải nướng qua than hoa rồi bỏ vào bát. Tiếp đó dùng đũa khuấy nhẹ tới khi dậy mùi thơm lừng. Nếu không dùng than hoa, người ta có thể rang hạt trên chảo dù không được thơm bằng.
Cuối cùng, hạt được bóc vỏ, đem giã thành bột rồi trộn với muối, ớt. Thứ muối chấm này tuyệt hảo tới nỗi thiếu đi cả mâm cỗ trở nên lạc điệu, hụt hẫng. Một số vùng khác này thay thế bằng mắc khén. Âu cũng đều là thứ gia vị thơm nồng làm người ta phải ứa nước miếng.