Bạn muốn biết gia vị được mệnh danh là “vua” của các loại gia vị ở núi rừng Tây Bắc, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nhắc đến Tây Bắc, người ta nghĩ ngay đến các món ăn dân dã, lạ mắt..mà bất cứ ái đặt chân đến cũng phải trầm trồ trước “thiên đường” ẩm thực vô cùng phong phú và đặc sắc nơi vùng cao.
Người miền xuôi từ dưới thành phố lên đặc biệt ấn tượng với vị đậm đà của ẩm thực nướng của Tây Bắc. Để các món ăn nướng dậy mùi, đồng bào Tây Bắc thường sử dụng bí quyết “gia truyền” vốn có ở vùng núi cao đó là khéo lựa chọn gia vị trên rừng như hạt dổi, hạt mắc khén, góp mặt làm nên vị thơm ngon và đậm đà của các món ăn ở vùng núi cao.
1. Hạt dổi
Cây dổi là một loại cây gỗ có chiều cao khoảng 5 – 20m, ít cành, tuổi thọ của cây có thể lên đến vài chục năm. Chính vì vậy, để thu hoạch được hạt dổi khá khó khăn, nhà trồng thường sẽ thuê những người dân địa phương giỏi leo trèo hoặc đợi hạt dổi chín rụng rồi thu gom.
Cây dổi với thân cây cao, dài
Do khó khăn trong việc nuôi trồng và thu hoạch, nên loại hạt này có giá trị kinh tế cao được ví như “vàng đen” của núi rừng Tây Bắc. Mỗi kg hạt khô có giá từ 1.000.000đ đến 1.500.000đ/kg. Cách bảo quản này của hạt dổi rất đơn giản, chỉ cẩn cho vào chai thủy tinh hoặc chai nhựa đậy kín, để nơi khô ráo tránh ẩm ướt có thể dùng quanh năm không lo hỏng.
Hoa cây dổi sẽ bắt đầu nở từ đầu mùa xuân, chùm hoa dổi bung nở đầu cành với cánh hoa có màu trắng sữa. Và thu hoạch vào tháng 9,10 hằng năm.
Hạt dổi được dùng làm gia vị tương tự như các gia vị khác, sau khi tách hạt được phơi khô và chuyển màu, người dùng sẽ đem rang hoặc nướng hạt dổi để hạt chín thơm. Mùi vị hạt dổi rất đặc trưng, khó bị trộn lẫn với các loại gia vị nào. Khi nướng có hương thơm ngào ngạt pha chút mùi hăng, cay cay nhè nhẹ, được giã nhỏ sử dụng làm gia vị chấm và gia vị ướp các món ăn mang đặc trưng đồng bào Tây Bắc,…Ngoài ra, hạt dổi có tính ôn, không nóng nên còn là một vị thuốc quý có tác dụng điều trị các bệnh về tiêu hóa, xương cốt. Khi thực khách ăn kèm hạt dổi vơi các món ăn như tiết canh sẽ kích thích được tiêu hóa, hạn chế bệnh tiêu chảy.
Hạt dổi đã được phơi khô và chuẩn bị bảo quản
Nếu đã một lần được thưởng thức những món ăn được chế biến từ hạ dổi thì bạn sẽ hiểu, loại gia vị này tại sao được ví như vàng đen lại có sức hút như thế nào?
2. Hạt mắc khén
Mắc khén là loại cây thân gỗ cao khoảng 8-10m, hoa nở thành từng chùm vào tháng 6 tháng 7 dương lịch hằng năm. Và khoảng tháng 11, mắc khén chín dần đều có màu hồng nhạt cũng thời điểm để người dân thu hoạch mang về phơi khô, bảo quản.
Khác với hạt dổi rang, nướng đến đâu dùng đến đó, hạt mặc khén sau khi phơi khô sẽ được dự trữ xay sẵn, đóng hộp, khi cần sử dụng để làm gia vị và ướp trực tiếp rất đơn giản.
Hạt mắc khén đã được phơi khô
Hạt có mùi thơm thoang thoảng, dịu nhẹ giống mùi vỏ cam, khi ăn có vị cay, hăng, tê ở đầu lưỡi. Đây loại gia vị đặc biệt thơm ngon, phổ biến ở vùng núi Tây Bắc. Từ lâu đồng bào dân tộc miền núi, đặc biệt là người Thái đã biết sử dụng loại hạt này để tẩm ướp các món ăn, mang lại hương vị vô cùng thơm ngon, độc đáo.
Hạt mắc khén thích hợp nhất là sử dụng cho các món ăn như cá nướng, thịt trâu gác bếp, chẩm chéo…góp phần đưa nền ẩm thực Tây Bắc nức tiếng gần xa.
Ngoài tác dụng làm cho các món ăn trở nên thơm ngon, đậm đà, mắc khén còn có tác dụng tốt trong quá trình điều trị các bệnh lý như: Giun, lọc máu ở thận,..
Hiện nay, để góp phần phát triển du lịch địa phương cũng như mang ẩm thực đến du khách gần xa nhiều khu du lịch nổi tiếng đã hội tụ tinh hoa ẩm thực Tây Bắc với các gia vị và thảo mộc đặc trưng, trong đó MEDDOM Park ghi dấu trong lòng thực khánh bằng những món ăn trọn vị miền sơn cước như lợn mán nướng hạt dổi, nước lẩu,..
Ngọc Thi
07/12/2023