Ngoài ra, hãy dán mã này ngay sau thẻ mở :
0844 56 56 56
question_answer
close
Tư vấn miễn phí
Kính chào Quý khách, Em là tư vấn viên Meddom Park sẵn sàng hỗ trợ ạ!

Tự hào về Công viên Di sản

16/09/2022

Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hòa Bình phát biểu tại buổi lễ

Kính thưa Đồng chí Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo đại diện các cơ quan Trung ương

Kính thưa AHLĐ GS Nguyễn Anh Trí, chủ tịch hội đồng có vấn MED-GROUP, người sáng lập MEDDOM.

Kính thưa các nhà khoa học và người nhà khoa học và quý vị đại biểu.

Hôm nay tôi rất vui mừng đến dự lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Trung tâm & Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam và đón nhận bằng khen các cấp. Thay mặt lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học cùng toàn thể các quý vị đại biểu đã về dự buổi lễ ngày hôm nay.

Kính thưa các quý vị đại biểu, Trung tâm & Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam được thành lập từ năm 2007 do tập đoàn y tế MED-GROUP đầu tư, khởi nguồn từ ý tưởng độc đáo, có ý nghĩa xã hội và nhân văn to lớn của người sáng lập là AHLĐ GS Nguyễn Anh Trí. Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam được xây dựng tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội khoảng 80km và cách thành phố Hòa Bình gần 20km. Công viên Di sản là sự kết hợp hài hòa giữa phong cảnh tự nhiên phong phú với nét quyến rũ mộc mạc của núi rừng Tây Bắc, cùng sự độc đáo riêng có của di sản các nhà khoa học Việt Nam. Công viên được quy hoạch và thiết kế rất khoa học, tiện ích, với những hạng muc như: Không gian trưng bày di sản, không gian hội thảo, tổ cức sự kiện, không gian lưu trú, không gian ẩm thực cùng khu vực giáo dục kỹ năng sống và các khu giải trí… Các công trình tại Công viên Di sản với kiến trúc được thiết kế theo trường phái tự nhiên và nghệ thuật sắp đặt, nơi đây mỗi công trình là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, hài hòa với tổng thể chung.

Trải qua rất nhiều những khó khăn của những ngày đầu thành lập, dưới sự nỗ lực và quyết tâm của tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên Trung tâm & Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam mà trước tiên là GS.TS Nguyễn Anh Trí.

Đến nay, Trung tâm & Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả rất ấn tượng. Trung tâm đã sưu tầm được gần một triệu tài liệu hiện vật, cùng hàng trăm ngàn phút ghi âm, ghi hình của gần 3.000 nhà khoa học. Đây là những tài liệu quan trọng cho việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử cuộc đời, vai trò và những đóng góp của các nhà khoa học lịch sử văn hóa, giáo dục, khoa học của Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Việc lưu trữ, bảo tồn được tiến hành bài bản theo quy chuẩn lưu trữ với những loại hình kho chuyên biệt. Đặc biệt là các kho trưng bày mở phục vụ khách tham quan tìm hiểu về di sản của các nhà khoa học. Từ những di sản nghiên cứu, sưu tầm được, trung tâm đã đẩy mạnh việc phát huy giá trị di sản thông qua hàng chục ấn phẩm: Bộ sách di sản ký ức của nhà khoa học, những câu chuyện hiện vật, hồ sơ những hạt giống bí mật, muôn nẻo đường đến thành công… Sách về các nhà khoa học có đóng góp quan trọng cho khoa học nước nhà. Thực hiện hàng chục trưng bày, triển lãm giới thiệu di sản với công chúng, tạo ra môi trường trải nghiệm học tập cho học sinh. Trung tâm & Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã xây dựng và đăng ký bản quyền với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh, thông qua di sản của các nhà khoa học Việt Nam dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, gồm 144 chủ đề trong 12 tháng. Trong đó, nội dung gồm các giá trị sống, kỹ năng sống gắn với năng lực, phẩm chất cần thiết cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình tiếp cận với góc độ tâm lý giáo dục để phát triền những giá trị, kỹ năng cho học sinh dựa trên những câu chuyện hiện vật của các nhà khoa học Việt Nam đang được lưu trữ tại Trung tâm Di sản. Chúng tôi thấy đây là một bộ giáo trình rất thiết thực cho việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống và chúng tôi cũng đã chỉ đạo ngành giáo dục có những chương trình phối hợp để đưa học sinh đến trải nghiệm và học tập, nhất là học tập kỹ năng sống toàn diện ở đây.
Đặc biệt là năm 2021, sau một quá trình chuẩn bị kỳ công, Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã được chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cấp phép hoạt động với kho tàng tư liệu toàn diện, quý báu về lịch sử phát triển của khoa học Việt Nam và trong quy hoạch hệ thống bảo tàng nước ta cũng chưa đề cập đế việc xây dựng bảo tàng về các nhà khoa học Việt Nam. Chính vì vậy có thể nói, Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam tại tỉnh Hòa Bình là mô hình bảo tàng rất độc đáo và có một không hai.

Với nhiều dịch vụ và tham quan triển lãm di sản của các nhà khoa học Việt Nam, nhà hàng, khách sạn, sự kiện, hội nghị - hội thảo, tổ chức hoạt động ngoại khóa… Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố về du lịch – văn hóa – khoa học – tham quan bảo tàng, học tập, trải nghiệm, nghiên cứu khoa học, du lịch, nghỉ dưỡng… Sự suất hiện của Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam tại huyện Cao Phong đã góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của xã Bắc Phong, huyện Cao Phong. Từ khi mở cửa đến nay, Công viên đã thu hút hàng vạn du khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu, đóng góp hàng tỷ đồng vào ngân sách của địa phương, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động. Góp phần phát triển kinh tế - du lịch của huyện Cao Phong nói riêng và của cả tỉnh Hòa Bình nói chung. Kết quả nỗ lực không mệt mỏi của tập thể lãnh đạo và nhân viên Trung tâm & Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã được Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hòa Bình ghi nhận và đánh giá cao. Kể từ khi có Công viên & Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam thì tỉnh Hòa Bình được nhiều người biết đến hơn. Thay mặt lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, tôi xin chúc mừng những thành quả của tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên Trung tâm & Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã nỗ lực đạt được trong thời gian vừa qua.
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo cùng toàn thể quý vị đại biểu, mặc dù các nhà khoa học và nền khoa học Việt Nam có những đóng góp quan trọng, song việc nghiên cứu về lịch sử khoa học Việt Nam cũng còn rất ít. Để Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam thực sự trở thành một điểm đến thú vị và hấp dẫn không chỉ đối với người quan tâm nghiên cứu về di sản, lịch sử, văn hóa và khoa học, mà còn là điểm đến đông đảo của du khách trong nước và quốc tế.

Trong thời gian tới, Trung tâm & Công viên Di sản cũng còn không ít việc phải làm, đó là tăng cường công tác tuyển truyền, quảng bá về các hoạt động của Công viên Di sản nói chung và bảo tàng nói riêng để thu hút du khách tham quan, thường xuyên đổi mới, đa dạng các hoạt động của bảo tàng kết hệt trưng bày theo phương pháp truyền thống, ứng dụng công nghệ nghe – nhìn và tương tác, trình bày trong nhà và ngoài trời để tạo nên những hoạt động thực sự mới mẻ, hấp dẫn. Lồng ghép, giới thiệu đặc trưng văn hóa Hòa Bình nổi tiếng và các giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương như văn hóa ẩm thực, trò chơi dân gian… Từng bước nâng cao vị thế và sức lan tỏa của bảo tàng. Xây dựng Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam trở thành bảo tàng hiện đại, là điểm đến không thể bỏ qua của du khách, tăng cường phối hợp với ngành giáo dục & đào tạo trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm cho học sinh, sinh viên trên địa bàn của tỉnh, hướng đến kết nối với các nhà trường trong tỉnh Hòa Bình cũng như là các tỉnh thành lân cận, qua đó để góp phần giáo dục truyền thống và truyền lửa đam mê nghiên cứu học tập, rèn luyện cho thế hệ trẻ.

Về phát triển nguồn nhân lực, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ nhân viên, hướng nhân viên theo hướng thực sự chuyên nghiệp. Công tác xây dựng cơ sở vật chất, tiếp tục đầu tư hoàn thành cơ bản cơ sở vật chất, tòa nhà trưng bày về các nhà khoa học Việt Nam và các công trình khác trong Công viên Di sản.
Nhân dịp này, tôi cũng mong các cơ quan, ban ngành, các nhà khoa học tiếp tục quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho Trung tâm & Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam ngày càng phát triển.
Thưa các quý vị đại biểu, tôi cũng mong rằng trong thời gian tới Trung tâm & Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, sự năng động và tâm huyết để thu hút các tầng lớp nhân dân và các du khách, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình. Tỉnh Hòa Bình rất phấn khởi và tự hào vì đã có một Công viên Di sản độc đáo, hiếm có và cực kỳ ý nghĩa.
Một lần nữa, thay mặt Ban lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình, tôi xin gửi tới GS.TS Nguyễn Anh Trí và tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên Trung tâm & Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam cũng toàn thể quý vị đại biểu đã về dự buổi lễ ngày hôm nay lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và có thật nhiều thành công trong cuộc sống.

Ông Nguyễn Văn Toàn

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hòa Bình

Tin tức liên quan

13/04/2024

Ngày 13/04/2024, những “bông hoa nhỏ xinh” trường mầm non Mai Hịch và Tòng Đậu (huyện Mai Châu, Hòa Bình) đã có một ngày trải nghiệm vô cùng ý nghĩa và đầy niềm vui với vô vàn hoạt động hấp dẫn tại MEDDOM PARK.

12/04/2024

Năm 2024, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với nghỉ lễ 30/4 và 1/5 có thể kéo dài 5 ngày liên tiếp. Đây là dịp người dân có nhiều thời gian để đi du lịch và nghỉ dưỡng. Hãy đến với MEDDOM Park -  chốn "Bồng lai tiên cảnh" ngay tại Hòa Bình, nơi bạn sẽ được trải nghiệm một kỳ nghỉ lễ đầy ý nghĩa và đáng nhớ.

09/04/2024

 Trại hè - một lựa chọn tuyệt vời để con khám phá thế giới mới, rèn luyện kỹ năng và vun đắp những kỷ niệm đẹp cho con. Vậy đâu là "chìa khóa vàng" giúp bố mẹ lựa chọn trại hè phù hợp cho con? Hãy cùng MEDDOM Park khám phá tiêu chí giúp bố mẹ đưa ra quyết định sáng suốt.

05/04/2024

Ngày 4-4-2024, gần 400 học sinh trường THPT Hoàng Mai (Hà Nội) đã có một ngày dã ngoại đầy ắp tiếng cười và niềm vui tại MEDDOM Park. Chuyến đi không chỉ mang đến cho các bạn những trải nghiệm bổ ích mà còn là cơ hội để các bạn gắn kết tình bạn và khơi nguồn đam mê khoa học.