Bất ngờ với 5 phong tục đón Tết cổ truyền đáo tại Tây Bắc

Bất ngờ với 5 phong tục đón Tết cổ truyền đáo tại Tây Bắc

Nhắc đến vùng Tây Bắc, chúng ta nghĩ đến những khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với những nét văn hóa đặc sắc. Và cách đón Tết của một số đồng bào nơi đây cũng rất đặc biệt.

1. Đánh thức gia súc dậy đón Tết

Đây là một phong tục đón Tết của người dân tộc Lô Lô ở Hà Giang. Vào khoảng 3 giờ sáng của ngày đầu năm mới, khi những gia súc đã đang ngủ ngon lành thì họ sẽ đánh thức chúng dậy để cùng đón Tết với gia đình. Phong tục này thể hiện tình cảm, sự quan trọng đàn gia súc trong cuộc sống của người Lô Lô và gửi gắm niềm tin vào sự phát triển, lao động mùa màng bội thu trong năm mới.

 

Người Lô Lô ở Hà Giang

2. Thi hát “karaoke” với gà trống

Đồng bào dân tộc Pu Péo ở tỉnh Hà Giang có một phong tục đón Tết vô cùng thú vị và độc đáo, khi đêm giao thừa, người Pu Péo sẽ tập trung quây quần bên nhau để để canh chừng những chú gà trống. Đợi đến khi những chú gà trống vỗ cánh và chuẩn bị gáy, họ đốt một quả pháo và để vào khu vực chuồng gà, khiến cho những chú gà trong đó loạn lên rồithi nhau gáy. Cùng với tiếng gà, người Pu Péo hò hát vang trời.Họ tin rằng tiếng gà gáy là dấu hiệu đánh thức mặt trời, khởi đầu một ngày mới tốt lành. Ai hát to, hát khoẻ, át được tiếng gà sẽ đón năm mới với nhiều may mắn và hạnh phúc.

 

Tục thi hát với gà trống là dịp để người Pu Péo tụ hội, hát hò (Ảnh:

3. Thịt trâu để thiết đãi khách trong ngày Tết

Một phong tục đón Tết độc đáo và nhân văn của đồng bào dân tộc Mường ở Hoà Bình với tục “cho trâu ăn trước” hay “gọi vía trâu” trong ngày Tết. Khi hoàn thành thành một số thủ tục, nghi thức thú vị như “giả vờ đếm trâu”,trước bữa cơm năm mới, những chú trâu sẽ được người Mường cho ăn những bó cỏ tươi ngon trước. Đây là phong tục thể hiện sự biết ơn và trân trọng đối với người “bạn đồng hành” trung thành của các gia đình sau một năm lao động vất vả trên đồng ruộng.

 

Sau một năm làm việc vất vả những con trâu sẽ được tri ân (Ảnh:

4.  Tập tục “ăn trộm lấy may”

Dân tộc Lô Lô ở Hà Giang có một phong tục độc đáo vào dịp năm mới. Họ tin rằng trong khoảnh khắc chuyển giao sang năm mới, việc đem về một ít may mắn sẽ đem lại niềm vui và thành công trong cuộc sống. Vì vậy, họ thực hiện phong tục lấy trộm cầu may, nhưng không lấy quá nhiều hay lấyđồ vật có giá trị lớn, có khicủ tỏi, hoặc vài lá rau. Điều đặc biệt là khi họ thực hiện hành động này vào đêm giao thừa, luôn giữ sự im lặng, không chia sẻ kế hoạch với người khác và cố gắng tránh bị chủ nhà phát hiện. Mặc dù đôi khi có thể bị chủ nhà phát hiện, nhưng trường hợp đó được chủ nhà xem như đang tạo thêm may mắn cho gia đình trong năm mới sắp đến. Chính vì vậy mỗi gia đình nơi đây vào dịp Tết rất mong muốn để nhà mình bị ăn trộm.

 

Ăn trộm ngày đầu năm mới, một tục độc đáo của của người Lô Lô (Ảnh:

5. Sắc bùa phát rác của người Mường

Sau ngày 30 Tết, người Mường ở Hòa Bình tiếp tục lễ hội bằng tập tục sắc bùa độc đáo. Vào ngày mồng 1 Tết (mồng 2 âm lịch), đội phường bùa gồm 6-12 người, với ông trùm phường dẫn đầu, thăm nhà từng gia đình để tặng bài hát chúc Tết, gọi là “bài phát rác.” Bài hát này có ý nghĩa chúc gia chủ bình an, tràn ngập sức khỏe, thịnh vượng và thành công, cùng với một năm mùa màng bội thu. Sau đó, gia chủ mời đội phường bùa lên nhà uống chén rượu xuân, tâm sự hàn huyên ngày đầu Xuân.

 

Phường bùa đang biểu diễn Chiêng Mường trong phong tục

Tục lệ này cũng tượng trưng cho sấm gọi mưa, mang lại phúc lành cho năm mới.

Những phong tục đón Tết độc đáo trên chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Du lịch Tây Bắc vào dịp đầu xuân, du khách sẽ có cơ hội hòa mình vào không khí lễ hội rộn ràng, tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống độc đáo và thưởng thức ẩm thực đặc trưng của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Phạm Thái

Tham khảo tour khám phá văn hóa xứ Mường được nhiều du khách lựa chọn nhất: