Dã ngoại không đơn thuần là chơi mà học, hoạt động này giúp học sinh khám phá thiên nhiên, trải nghiệm những điều thú vị, kích thích tư duy, khả năng sáng tạo và nuôi dưỡng ước mơ của trẻ. Để tìm một địa điểm đáp ứng trọn vẹn nhu cầu vừa tham quan, học tập, kết hợp với giải trí là câu hỏi đau đầu của nhà trường. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một địa điểm tổ chức ngoại khóa bổ ích, thú vị dành cho học sinh. Đó là Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (Bắc Phong, Cao Phong, Hòa Bình).
Sở hữu không gian rộng hơn 30 ha, có núi và suối hồ tự nhiên, thiên nhiên tràn ngập màu xanh, không khí trong lành rất thích hợp để vui chơi, thư giãn, giúp học sinh giải tỏa căng thẳng, áp lực của học tập, thi cử. Từ khi đi vào hoạt động 2016 đến nay, Công viên Di sản đã trở thành địa điểm uy tín được nhiều trường trong và ngoài tỉnh lựa chọn làm địa điểm tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Riêng năm 2022, Công viên đã đón hàng nghìn học sinh đến từ các trường: THCS Cổ Đổng, THCS Xuân Khanh (Sơn Tây – Hà Nội), THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, THCS Đống Đa, Tiểu học & THCS Bắc Phong và trường Mầm non trên địa bàn tỉnh Hòa Bình…Với kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động dã ngoại, công viên đã đón các đoàn với số lượng lớn lên đến hơn 1000 học sinh. Đến đây, các em “học và chơi, chơi mà học” với đa dạng các hoạt động, khám phá, trải nghiệm.
Khám phá di sản đồ sộ các nhà khoa học Việt Nam
Công viên Di sản với giá trị cốt lõi là Di sản các nhà khoa học Việt Nam. Tòa nhà Quyển sách được xem là “trái tim” của công viên, nơi đây trưng bày, lưu trữ hơn 1 triệu tài liệu, hiện vật của gần 4000 nhà khoa học trên các lĩnh vực. Đến đây, học sinh không khỏi bất ngờ bởi kiến trúc độc đáo, được thiết kế mô phỏng hình quyển sách đang mở ra, biểu tượng của tri thức.
Học sinh sẽ được tham quan triển lãm “Thẳm sâu trong từng kỷ vật” và trưng bày “Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam“. Qua đó, Thuyết minh viên giới thiệu về các câu chuyện đằng sau mỗi hiện vật và những trải nghiệm, con đường yêu nước của các nhà khoa học Việt Nam: GS Nguyễn Đình Ngọc nằm gai nếm mật trở thành một nhà tình báo, đối diện với bao gian khó hiểm nguy để có những tin mật quan trọng phục vụ cho cách mạng; GS Đặng Văn Ngữ từ chối tương lai tươi sáng ở Nhật Bản trở về nước tham gia kháng chiến, tìm cách sản xuất peniciline trong điều kiện thiếu thốn gian khổ; GS Đỗ Tất Lợi miệt mài nghiên cứu, tập hợp và cho ra đời công trình “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”…Qua đó, khơi dậy tinh thần trách nhiệm, ý thức nỗ lực phấn đấu trong học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ, giúp các em sẽ hiểu, cảm nhận bằng tình yêu, sự khâm phục và thúc đẩy học tập, làm theo những hành động yêu nước của các nhà khoa học, say mê học tập, nghiên cứu, cống hiến cho đất nước bằng nhiều cách khác nhau. “Đến đây, em học nhiều điều hay, khám phá nhiều điều thú vị. Người Việt Nam mình có rất nhiều người tài giỏi, em sẽ cố gắng học tập và nỗ lực hơn nữa”, Nguyễn Văn Tú (lớp 8A3, Trường THCS Cổ Đông) chia sẻ.
Học sinh tham quan triển lãm Thẳm sâu trong từng kỷ vật
Cùng với việc tham quan trưng bày, triển lãm, học sinh được xem phim về các nhà khoa học, những câu chuyện đời thường phản ánh nghị lực phi thường, tinh thần vượt khó, vươn lên trong học tập và nghiên cứu của các nhà khoa học. Từ đó, giúp các bạn nỗ lực vươn lên trong khó khăn để học tập, nghiên cứu khoa học đóng góp vào cuộc xây dựng đất nước.
Học sinh xem phim về các nhà nhà khoa học
Học sinh Nguyễn Anh Thơ (trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội) hồ hởi: “Em có thể học hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ và chăm chỉ để theo đuổi đam mê như các nhà khoa học. Thông qua những câu chuyện về các nhà khoa học đã tạo động lực lớn giúp em không ngừng cố gắng, nỗ lực vươn lên đạt được kết quả tốt trong học tập”.
Tham gia các hoạt động STEAM thú vị, bổ ích
Bên cạnh đó, các em được học nhiều kiến thức thực tế, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo qua các tiết học STEAM bổ ích tại Trung tâm giáo dục kĩ năng sống MEDDOM.
Với mục tiêu đưa di sản đến gần hơn với thế hệ trẻ, MEDDOM đã phối hợp với Học viện Quản lý Giáo dục xây dựng và nghiệm thu chương trình “Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trên cơ sở phát huy di sản các nhà khoa học Việt Nam”. Song hành với đó là sự ra đời của Trung tâm giáo dục kỹ năng sống để thực thi các nội dunghoạt động đến các đối tượng học sinh, sinh viên… Đặc biệt ứng dụng giáo dục STEAM trong chương trình giảng dạy nhằm tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh phát triển toàn diện.
Cùng sáng tạo qua hoạt động ghép tranh bằng lá
Tham gia trải nghiệm chiết xuất tinh dầu sả
Học sinh được tham gia thực hành, tự tay tạo ra những sản phẩm hữu ích trong cuộc sống hàng ngày như: Chiết xuất tinh dầu, ghép tranh bằng lá, soi khí khổng của lá cây, phân biệt các loại rau rừng, nghiên cứu các tiêu bản qua kính hiển vi Olympus…Quá đó, giúp các em phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo, hiểu biết thêm nhiều kiến thức trong thực tế và ứng dụng vào trong cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm được thiết kế đa dạng với các chủ đề phù hợp với từng đối tượng (Mầm non, Tiểu học, THCS và THPT).
Trải nghiệm team building sôi động
Team building là một trong những hoạt động được học sinh đón đợi nhất trong mỗi chuyến dã ngoại. Những trò chơi mới lạ mang tính đồng đội, tập thể cao đã làm không khí ở sân lễ hội bùng nổ với những tiếng hò reo, cỗ vũ cùng những tiếng cười vang rộn. Những căng thẳng, áp lực học tập tan biến thay vào đó là những niềm vui, nụ cười cùng tinh thần sảng khoái.
Em Nguyễn Ngọc Mai (học sinh 12A3 – THPT Tùng Thiện) chia sẻ: “Em cảm thấy vô cùng phấn khích và hào hứng với các hoạt động tại Công viên Di sản. Đặc biệt, em được tham gia chương trình team building sôi động cùng các bạn thật sảng khoái. Chúng em rất đoàn kếthỗ trợ nhau để tham gia cuộc thi đến cùng. Quá tuyệt vời”.
Bùng nổ với các trò chơi team building sôi động
Với lợi thế không gian rộng, sân cỏ tự nhiên có sức chứa lên đến 4000 người với các trò chơi luôn được cập nhật, đổi mới, hấp dẫn các bạn chơi cùng đội ngũ MC, hoạt nào viên chuyên nghiệp, team building ở Công viên Di sản mang đến cho các em những khoảnh khắc sôi động cùng những những trải nghiệm mới mẻ, vui vẻ nhất.
Không gian rộng thích hợp tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời với số lượng lớn
Thưởng thức trình diễn múa rối nước đặc sắc
Múa rối nước cũng là một trong những hoạt động thu hút, mang lại sự thích thú cho các bạn học sinh. Trong không gian mở, thơ mộng, hữu tình giữa núi rừng Tây Bắc, các em được thưởng thức tiết mục trình diễn múa rối nước – một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, mang đậm nét truyền thống. Những tích trò vui nhộn, mang lại những những giây phút thư thái, vui vẻ cùng những tiếng cười sảng khoái, giúp giải tỏa áp lực học tập, căng thẳng.
Học sinh thích thú với các tiết mục trình diễn múa rối nước
Chỉ với 300.000đ/học sinh/ngày, học sinh sẽ có một ngày trải nghiệm bổ ích, đáng nhớ ở Công viên Di sản với nhiều hoạt động vui chơi học tập bổ ích cùng với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đảm bảo. Chi phí đã bao gồm: 01 bữa ăn trưa trị giá 100.000đ/học sinh, phòng nghỉ trưa cộng đồng, các hoạt động khám phá, trải nghiệm trong chương trình. Đặc biệt, ưu đãi hấp dẫn với đoàn đông, số lượng từ 200 học sinh trở lên.
Ngoài ra, Công viên Di sản còn cung cấp các chương trình dịch vụ hình ảnh, ăn uống, lưu trú…. tùy theo nhu cầu của quý nhà trường và các bậc phụ huynh.
Liên hệ hotline: 0844.5656.56 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về nội dung, lịch trình phù hợp với nhu cầu và mong muốn của Quý nhà trường.
Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam