Rau rừng, ăn là nhớ!

Rau rừng mang nghĩa trực tiếp là rau mọc trong rừng, trước kia là các loại rau mọc hoang dã trong tự nhiên, được thu hái trong tự nhiên và không được trồng thu hoạch từ ruộng nương. Trước kia, người dân đã khám ra những vị rau rừng tự nhiên có thể ăn được để “cứu đói”, rồi truyền tai nhau từ đời này qua đời khác.
Rau rừng lên bài tiệc
Sinh thời, trong những năm tháng kháng chiến gian khổ của dân tộc, GS. Thầy thuốc Nhân dân. Anh hùng Lao động Từ Giấy đã có công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng về các loại rau rừng, góp phần đóng góp quan trọng vào việc nâng cao sức khỏe, sức chiến đấu cho bộ đội, xây dựng ngành quân nhu và dinh dưỡng Việt Nam.
Rau rừng Di sản
Ngày nay thì ranh giới phân biệt về rau rừng được mở rộng hơn khi một số loài rau rừng hoang dã đã được trồng thành công và được đưa ra thị trường từ các trang trại, ruộng đồng, nương rẫy. Những năm gần đây, rau rừng từ các vùng núi phía Bắc nói chung và vùng Tây Bắc nói đã riêng trở thành đặc sản “hút khách”. Nhiều loại rau rừng “gây thương nhớ” cho du khách, không chỉ bởi hương vị đặc biệt khó quên, mà còn có công dụng rất tốt cho sức khỏe như:
– Rau tam giác mạch ăn giòn, vị chua thanh, có tác dụng dễ tiêu, làm sáng mắt.
Những luống rau tam giác mạnh được trồng tại Công viên Di sản
– Rau tầm bóp có vị đắng nhẹ, chứa nhiều vitamin A, giúp hỗ trợ ngăn tình trạng khô mắt, giúp võng mạc khỏe mạnh đồng thời giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.
Rau tầm bóp xào tỏi (Nguồn Internet)
– Rau tàu bay có tính mát, vị đắng nhẹ, có tác dụng ngăn ngừa tăng men gan, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt còn kích thích tăng tiết sữa mẹ.
Rau tàu bay (Nguồn Internet)
– Rau dớn có vị ngọt, tính mát, khi ăn hơi nhớt, có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ tăng lưu thông máu, giải nhiệt, nhuận trường và làm dịu đau lưng.
Rau dớn tươi (Nguồn Internet)
– Rau xuyến vị đắng, ngọt nhạt, hơi cay, tính hàn giúp thanh nhiêt, giải độc, sát trùng.
Rau xuyến chi mọc tự nhiên tại Công viên Di sản
– …
Lá và ngon cây ban trắng tại Công viên Di sản
Đặc biệt, khi đến với Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức ẩm thực độc đáo với món lẩu rau rừng có tên gọi “lẩu Di sản”. Đây là món ăn riêng có của Công viên. Ngoài hương vị khác biệt từ cách chế biến nước lẩu tinh tế kết hợp với nhiều loại thực phẩm và rau rừng địa phương, Quý khách còn được đắm chìm trong không gian văn hóa nghệ thuật đặc trưng của miền Tây Bắc.
Lẩu Di sản với các loại rau rừng
 
Du khách thưởng thức lẩu Di sản